TRUYỀN THÔNG VÀ ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY

“Từng bước, từng bước để tạo ra thế giới của riêng mình”
Video 38: Biểu tượng Chùa Một Cột - The Art of Paper Folding: One Pillar Pagoda symbol
04/12/2023

NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY: BIỂU TƯỢNG CHÙA MỘT CỘT

THE ART OF PAPER FOLDING: ONE PILLAR PAGODA SYMBOL

 

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ CHÙA MỘT CỘT & TÍNH THẦN BÍ, TIÊN TRI CỦA CHÙA

Chùa Một Cột còn có tên là Liên Hoa đài (Đài Hoa Sen), kề liền là chùa Diên Hựu (Chùa Phúc Lành Dài Lâu), gắn với bảo khí Chuông Quy Điền, một trong Tứ đại khí của người Việt.

Chùa nằm tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam; được chọn làm một trong những biểu tượng của Thủ đô. Chùa được khởi dựng vào năm 1045 - 1049. Chùa Một Cột được phục dựng lại, sau khi bị người Pháp phá hủy một phần vào năm 1954.

Công trình gồm một trụ đá ở giữa hồ Linh Chiểu (Ao Thiêng), bên trên là một đài thờ, có hình tượng như một bông sen.

Chùa không chỉ có kiến trúc độc đáo, mà còn mang tính phức tạp, thần bí và tiên tri, có ảnh hưởng không ngừng đối với kiến trúc sư, nhà khảo cổ, nhà sử học và hiệp hội tâm linh.

- Về tính phức tạp: Chùa là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của người Việt khi thiết kế một kiến trúc mang tính biểu tượng; là bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hóa, minh họa cho một giai đoạn phát triển sau khi giành độc lập.

- Về tính thần bí: Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mẫu, mà còn là một ngôi đền Thần Đạo Việt Nam, trấn giữ huyệt mạch, mang lại may mắn và an lành cho Kinh thành và quốc gia. Có hai điều thần bí đặc sắc của Chùa Một Cột mà không có một ngôi chùa nào ở Việt Nam có được:

   + Thứ nhất: Chùa như một một đài thiên văn với trục chính lệch theo hướng Bắc - Nam một khoảng 23,44 độ. Với cách xếp đặt này, vào ngày Hạ chí, mặt trời sẽ đi vuông góc qua trục chính của Chùa. Tiết Hạ chí là một trong 24 tiết khí trong nông lịch, được sử dụng trong việc lập lịch của các nền văn minh phương Đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.

   + Thứ hai: Chùa được hình thành theo biểu tượng về một báu vật - vàng, như ký tự chữ Kim (金) và có vai trò của một Cột Cột Cái - Cột Mẫu, điểm định vị về vật chất và tinh thần của quốc gia Đại Việt thời Nhà Lý, tại kinh đô Thăng Long; Biểu tượng này kế thừa Biểu tượng Cột kinh, điểm định vị quốc gia Đại Cồ Việt ở Chùa Nhất Trụ thời nhà Đinh, tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình. Và cũng chính biểu tượng này trở thành điểm định vị về vật chất và tinh thần của nước Việt Nam thời hiện đại.

- Về tính tiên tri: Chùa như một điều tiên tri về độc lập và phát triển thịnh vượng của người Việt. Vào năm 1945, sau 900 năm Chùa Một Cột tồn tại, Việt Nam lại trở thành một quốc gia độc lập. Kinh đô lại trở về đất Thăng Long xưa. Vào năm 2045, sau 1000 năm tồn tại, cũng là kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, như hình dáng biểu tượng chữ Kim (vàng) của chùa.

Những điều trên về chùa Một Cột do chính thầy nghệ nhân chia sẻ. Thầy không chỉ tạo ra mẫu gấp Chùa Một Cột, mà còn viết tiểu thuyết về Chùa Một Cột. Thầy cho rằng: Chùa Một Cột là một báu vật của dân tộc Việt Nam vĩ đại. Thế hệ sau phải hiểu rõ về công trình này để mà tự hào, mà gìn giữ và phát huy. 

 

MẪU GẤP BIỂU TƯỢNG CHÙA MỘT CỘT

Mẫu gấp Chùa Một Cột thuộc Nhóm hình cơ bản N1.7a, chia cạnh tờ giấy thành 16 phần.

Mẫu gấp Chùa Một Cột tượng trưng cho sự thần bí và tiên tri của công trình kiến trúc. Mẫu gấp không khó, chỉ với 11 bước gấp, không kể hình cơ bản.

Điểm đặc sắc của Mẫu gấp chính là tạo nhánh gấp để miêu tả được đặc trưng của Chùa Một Cột. 

Chúc các bạn gấp Mẫu gấp Chùa Một Cột thành công và hiểu biết thêm về công trình kiến trúc thiêng liêng này.

Mời các bạn xem video!

Xem video trên YouTube tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=WI1UJLJZVA4&t=959s

Xem các video khác tại đây: https://gapgiay.com.vn/videos 

Diep Tay Vlogs 


Bài viết liên quan