TRUYỀN THÔNG VÀ ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY

“Từng bước, từng bước để tạo ra thế giới của riêng mình”
Bài 14: Mẫu gấp Con châu chấu, Con tôm - Paper Folding Art: Grasshopper, Shrimp
11/07/2023

 

BÀI 14 - MẪU GẤP CON CHÂU CHẤU, CON TÔM 

Tính lôgic, tính quy luật  của Nghệ thuật Gấp giấy   

Để gấp được các mẫu Gấp giấy, người gấp giấy (gấp theo các Mẫu gấp giấy) trước hết cần có niềm say mê, tính kiên nhẫn, đôi chút khéo léo và hiểu rõ các quy định về cách gấp. 
Ngoài ra, người gấp giấy cũng nên biết các Mẫu gấp giấy đã được tạo ra theo nguyên tắc như thế nào, điều đó rất có lợi cho việc gấp, đặc biệt là các mẫu phức tạp. 
Trước hết phải khẳng định rằng, bất kỳ người nào sáng tạo các Mẫu gấp giấy cũng đều có mong muốn rằng: Mẫu gấp giấy của mình được nhiều người biết đến và đặc biệt là được nhiều người gấp theo Mẫu gấp giấy đó. 
Chính vì vậy người gấp theo các Mẫu gấp giấy cũng nên tin rằng, không hề có chuyện người sáng tác các Mẫu gấp giấy trình bày các hướng dẫn cách gấp như đánh đố người gấp. 
Để cho người gấp có thể gấp được theo Mẫu gấp giấy, thậm chí có thể nhớ, nhớ mãi được, thì các Mẫu gấp giấy chắc chắn phải được tạo ra một cách có lôgíc, có quy luật. 
Tờ giấy gấp thì phẳng, muốn tạo ra các nhánh gấp thì phải gấp chụm nó lại. Có các nhánh gấp rồi, muốn cho nó có hình dáng khác nhau thì phải gấp nhỏ lại. 
Việc gấp chụm lại, gấp nhỏ lại không thể thực hiện một cách tình cờ mà được dựa trên hệ thống các nếp gấp tạo sẵn. 
Trước khi gấp, người ta thường gấp tạo nếp, chia tờ giấy hình vuông thành 2-4-8 phần hoặc 3-6-12 phần. Sau đó có thể bổ sung tạo nếp các đường chéo là giao của 2 hệ lưới vuông trên. Hệ thống nếp gấp này giúp cho việc định vị các bước gấp sau này, cứ theo đó mà gấp, vừa chính xác vừa củng cố niềm tin trong từng động tác cho người gấp. Chính dựa trên hệ thống nếp gấp này, mà tạo nên rất nhiều Hình cơ bản (hiện có đến hàng chục Hình cơ bản được biết đến), là cơ sở cho việc gấp các Mẫu gấp giấy khác nhau. 
Việc gấp thu nhỏ các nhánh gấp thường được tiến hành theo nguyên tắc: gấp đôi hay gấp ba lại. Nếu nhánh gấp chưa đủ nhỏ, lại gấp tiếp như vậy. 
Việc gấp một cách tình cờ, như kiểu nặn giấy, làm người gấp (đa phần không phải là những người có kỹ năng  điêu khắc) sẽ lúng túng, nhìn thì thấy hấp dẫn song không thể gấp được. 
Về cơ bản các Mẫu gấp giấy thường đối xứng, đối xứng hoàn toàn hoặc đối xứng theo một trục. Vì vậy khi gấp cần chú ý đến nguyên tắc này để có thể đọc hiểu tốt hơn các chỉ dẫn gấp và dễ nhớ các Mẫu gấp giấy. 
Trong quá trình hoàn thiện Mẫu gấp giấy, có thể có các điều chỉnh nhỏ không theo quy luật hình học mà phù hợp với suy nghĩ của từng người gấp, ví dụ như cách tạo chân sau của Mẫu con châu chấu, hay cách tạo râu, độ cong thân của Mẫu gấp con tôm, được thể hiện qua ví dụ dưới đây. 
Nghệ thuật Gấp giấy là một loại hình nghệ thuật rất có quy luật như tự nhiên vậy.
 

Hình cơ bản của Mẫu gấp Con châu chấu, Con tôm
Đây là hình cơ bản tạo nhiều nhánh gấp có thể gấp nhiều mẫu gấp (trong đó có Mẫu gấp Con cá vàng,  được giới thiệu tiếp sau).
Theo cách thức phân chia tờ giấy, Hình cơ bản này có tên là Hình cơ bản N1.3f (HCB N1.3f) - Ground form N1.3f (GF.N1.3f). 

 

Xem toàn bộ bài viết tại đây: http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=8855&Itemid=223 

Xem các Mẫu gấp khác tại đây: http://gapgiay.com.vn/mau-capfa  

 

P. D. TUYEN 

 


Bài viết liên quan